$491
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ket qua bong đa. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ket qua bong đa.Theo TechRadar, Samsung vừa chính thức ra mắt dòng Galaxy S25 với nhiều nâng cấp đáng giá. Tuy nhiên, người hâm mộ dòng Galaxy S25 Ultra lại thắc mắc trước thông tin bút S Pen trên phiên bản cao cấp nhất này sẽ không còn hỗ trợ Bluetooth như trước.Sự kiện Galaxy Unpacked vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ với người dùng công nghệ. Galaxy S25 series xuất hiện với thiết kế mới mẻ, hiệu năng vượt trội cùng hàng loạt tính năng camera đỉnh cao. Thế nhưng, ẩn giấu trong những lời khen ngợi, một số người dùng tinh ý đã nhận ra sự vắng bóng đáng tiếc của tính năng Bluetooth trên chiếc bút S Pen của Galaxy S25 Ultra.Phải chăng mức giá 1.299 USD là chưa đủ để Samsung trang bị một chiếc bút stylus có Bluetooth?Tuy nhiên, dường như Samsung đã lắng nghe ý kiến người dùng. Mới đây, một thông báo trên blog của hãng cho biết S Pen hỗ trợ Bluetooth sẽ được bán riêng cho S25 Ultra. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng vẫn có thể sở hữu chiếc bút với đầy đủ tính năng điều khiển từ xa như trên Galaxy S24 Ultra, nhưng sẽ phải trả thêm một khoản phí.Hiện chưa rõ mức giá của S Pen Bluetooth cũng như liệu nó có thêm tính năng mới nào so với phiên bản cũ hay không. Nhiều người cho rằng Samsung đã loại bỏ Bluetooth khỏi S Pen mặc định để cắt giảm chi phí hoặc tập trung vào các tính năng khác hút khách hơn, như camera góc siêu rộng hay màn hình lớn.Nhưng có thể quyết định này của Samsung chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Một số người dùng tỏ ra thất vọng khi phải chi thêm tiền cho một tính năng vốn đã có sẵn trên thế hệ trước. Trong khi đó, số khác lại cho rằng đây là một bước đi hợp lý, bởi không phải ai cũng cần đến các tính năng điều khiển từ xa của S Pen. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ket qua bong đa. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ket qua bong đa.Sáng 22.1, Tỉnh ủy Hà Giang đã tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định phân công, chỉ định ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định, tặng hoa chúc mừng ông Hầu A Lềnh nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.Ông Hầu A Lềnh (52 tuổi), quê quán tại TX.Sa Pa, tỉnh Lào Cai, trình độ thạc sĩ khoa học nông nghiệp, cao cấp chính trị. Ông Hầu A Lềnh là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa: X, XI (dự khuyết); XII, XIII.Ông Hầu A Lềnh là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, trải qua nhiều vị trí công tác từ địa phương tới T.Ư, như: Trợ lý nghiệp vụ Cục 16, Tổng cục II (Bộ Quốc phòng); cán bộ Ban Tổ chức Huyện ủy Sa Pa; Bí thư Huyện đoàn Sa Pa; Bí thư Huyện ủy Sa Pa; Phó bí thư Tỉnh ủy Lào Cai rồi Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII, IX.Từ tháng 4.2021 tới nay, ông Hầu A Lềnh được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.Trước đó, từ tháng 5.2023, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang sau khi ông Đặng Quốc Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ TN-MT.Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc cho biết, Bộ Chính trị đánh giá ông Hầu A Lềnh là cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và có tư duy nhạy bén, phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, quyết liệt, sâu sát cơ sở. Việc ông Hầu A Lềnh được Bộ Chính trị giao trọng trách mới là Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang thể hiện sự tin tưởng, ghi nhận của Bộ Chính trị đối với ông.Trưởng ban Nội chính T.Ư cũng đề nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, lãnh đạo các cấp, các ngành trong toàn tỉnh Hà Giang tăng cường đoàn kết, cùng ông Hầu A Lềnh gánh vác công việc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hà Giang.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ việc được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang là sự ghi nhận, tin tưởng của Bộ Chính trị, cũng là trọng trách được Đảng, Nhà nước giao.Ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới cực bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, ông Hầu A Lềnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của T.Ư và các bộ, ngành. Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cũng hứa sẽ cùng với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được trong các nhiệm kỳ vừa qua, phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các năm tiếp theo. ️
Dự án thành phần 1A (DATP1A) dài 8,22 km, gồm 6,3 km đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và 1,92 km đi qua địa bàn TP.HCM, có điểm đầu giao cắt với tỉnh lộ 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối giao cắt với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc địa phận TP.Thủ Đức, TP.HCM.Công trình có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn quãng đường từ TP.HCM sang Đồng Nai, đi sân bay quốc tế Long Thành và các tỉnh lân cận. Sau khi đưa vào khai thác toàn bộ dự án, kết nối toàn bộ với nút giao thuộc DATP1 (dự kiến hoàn thành vào 30.6) sẽ giúp giảm tải cho tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, góp phần phân luồng từ xa, giảm ách tắc cho các tuyến cao tốc cũng như hệ thống đường nội thị TP.HCM.Trong đó, hạng mục quan trọng nhất của dự án là cầu Nhơn Trạch dài 2,6 km nối TP.HCM với Đồng Nai, mở ra hướng kết nối mới giữa TP.HCM với vùng Đông Nam bộ.Phát biểu tại buổi lễ phát động thi đua sáng nay, ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết: Tính đến 28.2, sản lượng lũy kế của toàn DATP1A đã đạt 87,18%, trong đó gói thầu CW1: Xây dựng cầu Nhơn Trạch đạt 94,55% và gói thầu CW2: Xây dựng đường dẫn đạt 76,13%. Đây là dự án thành phần đạt tiến độ cao nhất trong tổng thể dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.Trong chuyến công tác kiểm tra các công trình giao thông vào dịp Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cầu Nhơn Trạch thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, phấn đấu hoàn thành vào dịp 30.4 chào mừng 50 năm thống nhất đất nước."Tôi vẫn còn nhớ Thủ tướng đã nói: Cha ông ta đã chiến đấu hy sinh, đổ xương máu để thống nhất đất nước; còn chúng ta đẩy nhanh tiến độ dự án, cùng lắm chỉ đổ mồ hôi thôi. Tăng ca, tăng kíp, không lý do gì không thực hiện được. Ý kiến chỉ đạo này tạo dấu ấn rất mạnh đối với những người trực tiếp thi công dự án như chúng tôi" - ông Trần Văn Thi chia sẻ.Đồng thời, nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ toàn thể các tổ chức, cá nhân tham gia DATP1A hưởng ứng và tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" để chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, Ban QLDA Mỹ Thuận cùng các nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát DATP1A quyết tâm phát động và ký kết giao ước thi đua 60 ngày đêm đưa dự án vượt tiến độ 4 tháng.Theo đó, tính từ hôm nay (2.3), các đơn vị sẽ có 60 ngày để hoàn thành toàn bộ cầu Nhơn Trạch cùng cơ bản công tác thảm bê tông nhựa của đoạn đường dẫn trước 26.4; thông xe kỹ thuật toàn bộ 8,22 km tuyến của DATP1A vào 27.4.Theo chủ đầu tư, để có thể đạt được nội dung giao ước thi đua và các mục tiêu phấn đấu nêu trên, bên cạnh sự tập trung, huy động tối đa các nguồn lực, sự nỗ lực, sáng tạo, vượt khó, thi công 3 ca 4 kíp xuyên ngày nghỉ, xuyên lễ, liên tục 60 ngày đêm của các nhà thầu, tư vấn và sự chủ động, quyết liệt của chủ đầu tư thì sự phối hợp xử lý kịp thời các hạng mục công việc liên quan của Cục Quản lý đầu tư xây dựng, sự phối hợp chặt chẽ của Ban giao thông TP.HCM và Ban giao thông tỉnh Đồng Nai đóng vai trò đặc biệt quan trọng."Chúng tôi quyết tâm, đồng hành với các đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công hoàn thành đúng các nội dung đã giao ước thi đua của DATP 1A. Đồng thời, cũng rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời của Bộ Xây dựng, các địa phương, nhà tài trợ và người dân trong thời gian tới" - ông Trần Văn Thi nói.Tại buổi lễ ký kết, ông Koo Ja Kyoung, Giám đốc dự án CW1, nhà thầu Kumho E&C thông tin: Ban đầu, đơn vị gặp nhiều khó khăn do nhận mặt bằng chậm trễ nên phải khắc phục bằng cách huy động máy móc, nhân công để theo kịp tiến độ. Bên cạnh đó, quá trình thi công cũng gặp không ít thách thức, song, nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình, kịp thời của chủ đầu tư, đến nay gói thầu đã vượt tiến độ. Phía nhà thầu cam kết sẽ nỗ lực, hoàn thành các hạng mục để đưa dự án về đích vào 30.4.Tương tự, phía nhà thầu gói CW2, Ban điều hành dự án thành phần 1, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai... cùng khẳng định sẽ huy động mọi nguồn lực, nỗ lực, quyết tâm thực hiện mục tiêu chung để đạt mục tiêu kết nối giữa TP.HCM với tỉnh Đồng Nai trong 60 ngày tới. ️
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu. ️